Welcome to Ngoc Camera

Email: contact@ngoccamera.vn

Fujifilm vừa cập nhật thêm hình ảnh và thông tin về nguyên mẫu máy ảnh Medium format mới

09:41 | 22/02/2019 Lượt xem: 1191

Cách đây 2 tuần, Fujifilm đã công bố về một mẫu máy ảnh medium format GFX dạng mô-đun tại X Summit. Và mới đây nhất, trong sự kiện Gulf Photo Plus tại Dubai, Fujifilm đã tiếp tục trưng bày về hai trong số các sản phẩm sắp ra mắt của hãng, đồng thời giúp cho người dùng có cái nhìn toàn cảnh về thiết kế của tất cả các dòng máy GFX của hãng đã xuất hiện trên thị trường.

 
Dưới đây là một số hình ảnh về các ý tưởng thiết kế cho GFX, bắt đầu từ trước khi công bố GFX 50S và 50R:

Đang tải DSCF9506.jpeg… 

Đây là các "nhân vật chính" được trưng bày tại sự kiện - X-Omega X-Gamma và SP-X.


Đang tải DSCF9470.jpeg… 

Đầu tiên phải kể đến là chiếc máy đã gây chú ý nhất tại X Summit vừa qua - bản nguyên mẫu X-Ω (X-Omega). Nếu nhìn lướt qua chúng ta có thể thấy chiếc máy này có thiết kế giống với thiết kế tiên phong khởi nguồn cho việc tạo ra nguyên mẫu GFX 50S đầu tiên. Như bạn có thể thấy, nó có rất nhiều điểm giống với chiếc máy ảnh đã bán ra vào năm 2017.


Đang tải DSCF9474.jpeg… 

Thiết kế này có 2 bánh xe mode dial điều chỉnh ISO và điều chỉnh + - EV, được thiết kế trên đỉnh máy, ở giữa là EVF hình ngũ giác, khá nhiều nút điều chỉnh, và một báng cầm (Grip) lớn có thể tháo lắp được. Tuy nhiên đây chính là hình ảnh của máy X-Ω mới khi gắn đầy đủ các mô đun. EVF và tay nắm grip là 2 mô-đun tuỳ chọn để lắp vào thân máy, bao gồm ngàm, cảm biến và các nút điều khiển các thông số phơi sáng chính.



Đang tải DSCF9461.jpeg… 

Đại diện của Fujifilm xác nhận rằng ý tưởng tạo ra "Omega" được lấy cảm hứng từ máy ảnh phim định dạng vuông dòng 500-series đã làm nên tên tuổi của Hasselblad. Điểm đáng chú ý trên thiết kế mới này là vòng xoay điều chỉnh tốc độ màn trập được đưa xuống nằm ở quanh khu vực ngàm gắn ống kính


Đang tải DSCF9467.jpeg… 

Như những hình ảnh được tiết lộ và dự kiến ban đầu, máy Omega có nút điều khiển tỉ lệ khung hình ngay trên mặt sau thân máy, và một nút chức năng điều khiển dạng "con lăn" khác thường chưa từng xuất hiện trên các thiết kế trước nay của Fujifilm, thay vì các chức năng thông dụng hơn như trên các bản GFX mới nhất.



Đang tải DSCF9469.jpeg… 

Trong hình là 3 mô-đun chính có thể tháo rời của chiếc máy nguyên mẫu mới: một tay nắm grip, thân máy và cụm kính ngắm EVF. Thiết kế đặc biệt của Omega ở chỗ phần kính ngắm EVF này có thể tháo ra làm cho máy gọn, nhẹ hơn một chút. Trong trường hợp này người dùng sẽ chỉ sử dụng máy thông qua màn hinh LCD phía sau. Lý do chính cho câu hỏi tại sao mẫu thiết kế nhiều mô-đun này chưa từng được sản xuất bao giờ rất đơn giản - cơ chế màn trập cho một cảm biến lớn như vậy là quá to cho mẫu này. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ thấy mẫu GFX nhiều mô-đun này trên thị trường. Chỉ là chúng ta có thể sẽ phải chờ thêm ít lâu để cho thiết kế màn trập global shutters trở nên thực tế hơn trước đã.



Đang tải DSCF9487.jpeg… 

Tiếp đến là phiên bản X-Gamma, một thiết kế quen thuộc, chúng ta có thể thấy đây là thiết kế lấy cảm hứng khá nhiều từ dòng máy XT định dạng APS-C hiện đại.


Đang tải DSCF9481.jpeg… 

Về cơ bản nó như bản phóng lớn của một chiếc XT, với cảm biến lớn hơn (medium format) và dĩ nhiên thân máy khá giống với các máy APS-C đã có của Fujifilm.


Đang tải DSCF9484.jpeg… 

Không rõ lý do tại sao thiết kế này lại không vượt qua khỏi giai đoạn ý tưởng, nhưng có thể Fujifilm muốn tạo sự phân biệt rõ ràng giữa dòng APS-C và dòng GFX cao cấp hơn. Cũng lưu ý rằng, thiết kế này không xuất hiện một màn hình hiển thị nằm trên cùng như thiết kế của GFX 50S ra đời năm 2017


Đang tải DSCF9492.jpeg… 

Thứ hai là, cũng là một thiết kế dạng XT, tuy nhiên lần này Fujifilm đã loại ra phần điều chỉnh bù phơi sáng và kết hợp tốc độ màn trập với ISO trong cùng một núm xoay - tương tự như thiết kế trên chiếc mirroless APS-C Xpro2 của hãng, nhằm giảm bớt sự cồng kềnh bên phải thân máy. Và một lần nữa, thiết kế này cũng không có màn hình hiển thị trạng thái gắn trên cùng.



Đang tải DSCF9495.jpeg… 

Có thể thấy trong hai nguyên mẫu có kiểu dáng như chiếc XT thì chiếc máy thứ hai theo một số ý kiến, việc thân máy mỏng hơn và các nút điều chỉnh đơn giản hơn, cùng tay nắm grip lớn sẽ tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Tuy nhiên cả hai bản nguyên mẫu này cũng chỉ dừng ở giai đoạn ý tưởng chứ không đem vào sản xuất thực tế được. 


Đang tải DSCF9497.jpeg… 

Và cuối cùng là một nguyên mẫu GFX kiểu rangefinder, nhưng không có phần ống ngắm. Như vậy, 'SP-X' như một sự kết hợp giữa X-Pro với 2 máy compact X70 và XF10.


Đang tải DSCF9501.jpeg… 

Nhìn từ mặt sau, bản nguyên mẫu này có thiết kế trông khá quen thuộc ( giống với những gì Fujifilm đã làm trên Xpro2 ) với một núm xoay điều chỉnh tốc độ ở phía trên và môt bánh xe cho +- EV ở bên phải. Điểm khác biệt là trên bản nguyên mẫu này việc thao tác điều chỉnh ISO trở nên đơn giản hơn vì phần điều chỉnh ISO đã được đưa xuống 1 vòng xoay phụ phía dưới vòng xoay điều chỉnh tốc độ. Tiếp đó các bạn có thể thấy một điểm khác biệt lớn rất lạ là màn hình LCD đã được thiết kế để xoay vào trong và bên ngoài là một bề mặt có hoạ tiết tương đồng với phần da trên mặt sau máy ảnh. Có thể với việc thiết kế như vậy, Fujifilm vừa muốn thử nghiệm việc bảo vệ tốt hơn cho chiếc máy ảnh của mình đồng thời cũng làm cho mặt sau của máy trông “hoài cổ” giống các dòng máy film xa xưa hơn khi không còn xuất hiện của màn hình LCD nữa



Đang tải DSCF9511.jpeg… 

Ở góc ảnh này chúng ta thấy rõ hơn việc màn hình LCD đc thiết kế xoay ngược vào trong cho cảm giác khá giống với những chiếc máy film khi không sử dụng. 



Đang tải DSCF9514.jpeg… 

...Để khi sử dụng, người dùng phải lật màn hình ra, điều này khiến việc thao tác chụp trên chiếc nguyên mẫu sẽ là ngắm từ trên xuống tương tự như thao tác ngắm qua các dòng máy song kính ( TLR ) nổi tiếng như Rolleiflex, Yashica . Không rõ liệu Fujifilm có tạo ra bản lề đảo ngược phức tạp để xoay màn hình lại khi cần chụp những góc ảnh với cao độ và góc nhìn khác hay không (khó có thể thấy được chi tiết bản lề này ở góc ảnh này của Fujifilm). Tuy vậy theo mình việc bỏ đi EVF có thể là một khuyết điểm lớn. Và rất may mắn đây có lẽ cũng chỉ là phiên bản thử nghiệm vì phiên bản GFX có kiểu dáng Rangefinder mới nhất là GFX 50R vẫn được trang bị kính ngắm EVF bên góc trái máy.


Theo: Dpreview​(Theo Tinh Tế)
 



Tin tức liên quan

Dân quay chụp chuyên nghiệp "mừng r...

Thế hệ thứ 2 của chiếc máy ảnh cảm biến medium format cỡ lớn Fujifilm GFX100 II có khả năng chụp hìn...

Xem chi tiết
Sau 6 năm, cuối cùng Panasonic cũng...

Trải qua khoảng thời gian dài lên tới 6 năm, Panasonic G9 II đã được cập nhật triệt để với các tính ...

Xem chi tiết
Độc đáo máy ảnh siêu bền OM System ...

Ngoài khả năng chống nước, chiếc máy ảnh compact siêu bền OM System Tough TG-7 còn có khả năng chống...

Xem chi tiết
Sony ra mắt G-Master FE 16-35mm F2....

Ống kính full-frame zoom góc rộng G Master FE 16-35mm F2.8 GM II (tên mã SEL1635GM2), sử dụng ngàm E...

Xem chi tiết
Sony ra mắt bộ đôi máy ảnh Alpha 7C...

Sony Electronics Việt Nam vừa chính thức công bố hai sản phẩm mới nhất trong dải sản phẩm máy ảnh fu...

Xem chi tiết

Đăng ký nhận tin

Theo dõi chúng tôi qua