Welcome to Ngoc Camera

Email: contact@ngoccamera.vn

Cùng so sánh Zeiss ZX1 với Leica Q: Sau 3 năm mới có đối thủ xứng tầm

14:54 | 19/12/2018 Lượt xem: 1819

Ra mắt từ năm 2015 nhưng đến nay Leica Q mới có được một đối thủ xứng tầm mang tên Zeiss ZX1.

 

So sánh Zeiss ZX1 với Leica Q: Sau 3 năm mới có đối thủ xứng tầm ảnh 1
Zeiss ZX1 và Leica Q (Typ 116) là hai chiếc máy ảnh được giới thiệu chính thức lần lượt vào tháng 9 năm 2018 và tháng 6 năm 2015. Cả 2 đều là những chiếc máy ảnh compact không thể thay đổi ống kính được trang bị cảm biến Full-frame. Zeiss ZX1 có độ phân giải 37,4MP, trong khi Leica Q là 24 MP. Với những người yêu cầu một chiếc máy ảnh nhỏ gọn nhưng vẫn mạnh mẽ để đảm bảo cho ra ảnh chất lượng và đặc biệt là sản phẩm đó phải đến từ một tên tuổi danh giá, 2 sự lựa chọn hàng đầu sẽ là Zeiss ZX1 và Leica Q, chỉ có điều, Leica Q đã phải chờ đợi mòn mỏi ròng rã 3 năm mới có một đối thủ xứng tầm.

 

Với lợi thế ra mắt sau tận 3 năm, Zeiss ZX1 sẽ lấy gì làm ưu thế để đánh bại Leica Q hay đây chỉ là một sản phẩm ra mắt vội vàng của Zeiss? Chúng ta cùng so sánh một số khác biệt cơ bản về thông số kỹ thuật.

Thiết kế và kích thước

Leica Q có thiết kế theo phong cách tối giản pha trộn giữa Leica T và Leica M. Lớp vỏ máy được phủ sơn màu đen anodized giống như trên chiếc Leica M Monochrom. Phần thân máy được làm hoàn toàn từ hợp kim magie và đỉnh máy được phủ bởi miếng che bằng nhôm. Sở dĩ miếng che đỉnh máy làm từ nhôm vì Leica muốn khắc số, chữ theo ý bạn, cũng như các biểu tượng Leica lên phần này. Mặt sau của máy là màn hình cảm ứng kích thước 3 inch, độ phân giải 1,04 triệu điểm ảnh. Với màn hình này, bạn có thể chạm để chọn điểm lấy nét thay vì lấy nét tay như trước đây. Đặc biệt, Leica đã trang bị cho chiếc máy ảnh compact này ống ngắm điện tử mới LCoS EVF với độ phân giải cao nhất thời bấy giờ: 3.68MP. Kích thước của Leica Q là 130 x 80 x 93mm và nặng 640g.

So sánh Zeiss ZX1 với Leica Q: Sau 3 năm mới có đối thủ xứng tầm ảnh 2
Trong khi đó, Zeiss ZX1 có một thiết kế hiện đại, nhẵn bóng mà theo Zeiss thì có tính công thái học cao với vùng để tay hình tam giác, chữ màu vàng sáng trên ống kính và cả trên núm quay. Thiết kế mượt mà, đường uốn cong mềm mại mang lại những trải nghiệm tinh tế và dễ sử dụng chính là mục đích mà Zeiss hướng tới. Đáng chú ý hơn khi Zeiss hợp tác với Adobe để đưa phần mềm chỉnh sửa Lightroom CC vào máy, cho phép chụp, chỉnh sửa và chia sẻ hình ảnh ngay sau đó. Đáng tiếc là máy không có phần bọc da để tăng thêm độ chắc chắn và tính thẩm mỹ. 'Số đo 3 vòng' của ZX1 là 142 x 93 x 46mm, khối lượng 800g. Có thể thấy Leica Q nhỏ hơn 21% so với Zeiss ZX1 và cũng nhẹ hơn đáng kể (20%) so với ZX1.

 

Cảm biến

Đây chính là phần hấp dẫn nhất trong mỗi chiếc máy ảnh. Một cảm biến lớn nói chung sẽ có các pixel lớn hơn, cung cấp dải nhạy sáng cao hơn, dải tương phản động rộng hơn, độ sâu màu phong phú hơn cảm biến nhỏ. Hơn nữa, một máy ảnh cảm biến lớn sẽ cho phép nhiếp ảnh gia kiểm soát nhiều hơn về độ sâu trường ảnh và khả năng tách biệt một đối tượng ra khỏi phông nền cũng tốt hơn. Tuy nhiên, cảm biến lớn hơn cũng kéo theo thiết bị có xu hướng đắt hơn và ống kính đi kèm lớn hơn, nặng hơn.

So sánh Zeiss ZX1 với Leica Q: Sau 3 năm mới có đối thủ xứng tầm ảnh 3
Trái tim của Leica Q là cảm biến Full-frame độ phân giải 24MP cùng chip xử lý ảnh Maestro II. Leica đã bổ sung thêm các chế độ Crop tương ứng tiêu cự 35mm và 50mm, tuy nhiên file ảnh RAW vẫn là 28mm. Dải ISO trải dài từ ISO 100 – 50.000 cho phép chiếc compact này chụp thiếu sáng mà vẫn đảm bảo độ nhiễu hạt thấp. Leica cho biết hệ thống lấy nét của máy cực nhanh với khả năng lấy nét theo thời gian thực. Nhờ khả năng xử lý của chip Maestro II cùng khả năng lấy nét nhanh, Leica Q có thể chụp ảnh và lấy nét liên tục 10 fps ở độ phân giải cao nhất. Máy có khả năng quay video Full HD 1080p 60 fps.
So sánh Zeiss ZX1 với Leica Q: Sau 3 năm mới có đối thủ xứng tầm ảnh 4
Phía bên kia chiến tuyến, Zeiss ZX1 được trang bị cảm biến Full-frame 37,4MP, dải ISO 80-51.200 do chính Zeiss tự phát triển. Máy có thể chụp ở tốc độ 3 hình/ giây, hơi chậm nhưng độ phân giải cao và có kích thước cảm biến lớn bù lại. Tính năng tự động lấy nét chi tiết hiếm khi dùng tới nhưng luôn hoạt động trong chế độ chụp liên tục và cả chụp một lần. Máy có khả năng quay video 4K ở 30 fps.

 

Tuy rằng, ZX1 có cảm biến lớn hơn khoảng 25% so với Leica Q nhưng lại chịu thất thế khi so về kích thước từng điểm ảnh (4.81μm so với 6.00μm). Mặc dù vậy, nhờ cảm biến lớn hơn, ra mắt muộn hơn nên được hưởng lợi từ những tiến bộ công nghệ trong thời gian dài nên có thể bù đắp được.

Ống kính                    

Cả Leica và Zeiss đều nổi tiếng với những ống kính chất lượng bậc nhất thế giới, có những chiếc ống kính của Leica lên tới hàng triệu USD và Zeiss cũng sở hữu những báu vật như thế.

So sánh Zeiss ZX1 với Leica Q: Sau 3 năm mới có đối thủ xứng tầm ảnh 5
Đi kèm với Leica Q là ống kính Leica Summilux 28 mm/f1.7 ASPH dính liền không thể thay được. Được cấu tạo từ 11 thấu kính gom thành 9 nhóm, ống kính có khoảng cách lấy nét tối thiểu 17 cm (chế độ Macro) và 30 cm (chế độ mặc định). Ống kính này có độ mở khẩu độ rất lớn f/1.7, cho phép bạn chụp thiếu sáng với tốc độ cao. Ngoài khẩu độ lớn, ống kính còn có chống rung quang học giúp hạn chế rung nhoè. Về chất lượng quang học của ống kính thì chúng ta sẽ không bàn đến nhiều vì Leica nói chung và dòng ống kính Summilux nói riêng đã quá nổi tiếng về chất lượng quang học.
So sánh Zeiss ZX1 với Leica Q: Sau 3 năm mới có đối thủ xứng tầm ảnh 6
Còn ZX1 sở hữu ống kính mang tên Distagon 35mm f/2 T*, khoảng cách lấy nét tối thiểu là 30cm vì vậy có thể nói ZX1 cho góc chụp hẹp hơn đôi chút so với đối thủ. Ống kính này có 8 thành phần thấu kính chia thành 5 nhóm, và có khoảng cách lấy nét gần nhất là 30cm. Theo hãng, do cả cảm biến và ống kính đều được Zeiss làm ra nên chất lượng ảnh cuối cùng sẽ rất cao.

 

Ống ngắm điện tử và màn hình hiển thị

Màn hình cảm ứng trên Leica Q có kích thước 3 inch, độ phân giải 1,04 triệu điểm ảnh. Với màn hình này, bạn có thể chạm để chọn điểm lấy nét thay vì lấy nét tay như trước đây. Đặc biệt, Leica đã trang bị cho chiếc máy ảnh compact này ống ngắm điện tử mới LCoS EVF với độ phân giải cao nhất thế giới lúc bấy giờ: 1.280 x 960 pixel.

So sánh Zeiss ZX1 với Leica Q: Sau 3 năm mới có đối thủ xứng tầm ảnh 7
Ra mắt sau nên không có gì ngạc nhiên khi ZX1 vượt trội hơn đối thủ 3 năm tuổi của nó với màn hình cảm ứng đa điểm rộng 4,3 inch (1.280 x 720), độ phân giải HD 1.280 x 720 pixel với vùng cong khá “dị” giúp chỉnh sửa ảnh ngay sau khi chụp. Máy cũng trang bị ống ngắm điện tử 0,7 inch, độ phân giải Full HD 1080p ngay phía trên màn hình.

 

Khả năng lưu trữ dữ liệu và pin

Leica Q dùng khe thẻ SD và pin 1.200mAh do Panasonic sản xuất tại Trung Quốc. Pin này không giống với Pin dòng M nên không thể dùng chung. Còn ZX1 thắng thế hơn hẳn khi tích hợp sẵn bộ nhớ tới 512GB, đủ để lưu trữ 6800 ảnh RAW hoặc 50.000 ảnh JPEG (ảnh nén). Một số tính năng đáng nói nữa đó là viên pin 3.190mAh lớn hơn rất nhiều so với đối thủ.

Tổng kết

Ưu điểm của Zeiss ZX1:

Cảm biến lớn hơn: Cung cấp nhiều MP hơn (37,4MP so với 24MP)

Độ phân giải video tốt hơn: Cung cấp khả năng quay phim có độ phân giải cao hơn (4K / 30fps so với 1080p / 60fps).

Ống ngắm chi tiết hơn: Ống ngắm điện tử có độ phân giải cao hơn (các chấm 6221k so với 3680k).

Màn hình lớn hơn: Màn hình LCD phía sau lớn hơn (4.3 inch so với 3.0 inch) để kiểm soát mọi thông số và cài đặt.

Màn hình LCD chi tiết hơn: Màn hình phía sau có độ phân giải cao hơn (2,76MP so với 1,04MP).

Truyền dữ liệu nhanh hơn: Hỗ trợ giao thức USB cao hơn (3.1 vs 2.0).

Truyền tải không dây dễ dàng hơn: Hỗ trợ Bluetooth để chia sẻ hình ảnh mà không cần cáp kết nối.

Hiện đại hơn: Là một sản phẩm mới nên được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến.

Ưu điểm của Leica Q:

So sánh Zeiss ZX1 với Leica Q: Sau 3 năm mới có đối thủ xứng tầm ảnh 8

Chụp nhanh hơn: Tốc độ cửa trập cơ học cao hơn (2000 / giây so với 1000 / giây) để bắt nét chủ thể.

 

 

Chụp nhanh hơn: Chụp 10 hình/giây so với 3 hình/giây) để không bỏ lỡ khoảnh khắc.

Khẩu độ ống kính lớn hơn: Ống kính có khẩu độ tối đa lớn hơn (f / 1.7 vs f / 2.8).

Góc chụp rộng hơn: Ống kính góc rộng hơn tạo điều kiện cho chụp ảnh phong cảnh hoặc kiến trúc.

Nhỏ gọn hơn: Nhỏ hơn (130 x 80mm so với 142 x 93mm), dễ dàng đút túi.

Nhẹ hơn: Có trọng lượng thấp hơn 20% do đó dễ mang bên mình

Giảm giá nhiều hơn: Mức giá hiện tại vào khoảng 4.24 USD trong khi đối thủ dự kiến sẽ có giá cao hơn.

Hải SN



Tin tức liên quan

Dân quay chụp chuyên nghiệp "mừng r...

Thế hệ thứ 2 của chiếc máy ảnh cảm biến medium format cỡ lớn Fujifilm GFX100 II có khả năng chụp hìn...

Xem chi tiết
Sau 6 năm, cuối cùng Panasonic cũng...

Trải qua khoảng thời gian dài lên tới 6 năm, Panasonic G9 II đã được cập nhật triệt để với các tính ...

Xem chi tiết
Độc đáo máy ảnh siêu bền OM System ...

Ngoài khả năng chống nước, chiếc máy ảnh compact siêu bền OM System Tough TG-7 còn có khả năng chống...

Xem chi tiết
Sony ra mắt G-Master FE 16-35mm F2....

Ống kính full-frame zoom góc rộng G Master FE 16-35mm F2.8 GM II (tên mã SEL1635GM2), sử dụng ngàm E...

Xem chi tiết
Sony ra mắt bộ đôi máy ảnh Alpha 7C...

Sony Electronics Việt Nam vừa chính thức công bố hai sản phẩm mới nhất trong dải sản phẩm máy ảnh fu...

Xem chi tiết

Đăng ký nhận tin

Theo dõi chúng tôi qua