Welcome to Ngoc Camera

Email: contact@ngoccamera.vn

Máy ảnh không gương lật sẽ phát triển tới đâu trong năm 2019?

16:10 | 07/01/2019 Lượt xem: 1631

Năm 2018 là năm dòng máy ảnh không gương lật (mirrorless) phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các hãng chuyên sản xuất máy ảnh đều cho ra sản phẩm mang đậm nét của thương hiệu mình

 Năm 2018 là năm dòng máy ảnh không gương lật (mirrorless) phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các hãng chuyên sản xuất máy ảnh đều cho ra sản phẩm mang đậm nét của thương hiệu mình: Canon với Canon EOS R; Nikon với Nikon Z6/Z7; Fuji với X-T3... Năm 2018 đã khép lại và chúng ra đang bước vào năm 2019. Vậy hướng phát triển tiếp theo của dòng máy ảnh không gương lật là gì? Bạn trông chờ gì vào sự phát triển của các hãng về dòng máy này? Camera Tinh Tế xin gửi đến các bạn "góc nhìn" của tác giả, nhiếp ảnh gia Thom Hogan - là một người có kinh nghiệm hơn 25 năm về chụp ảnh, đánh giá và viết bài về các thiết bị ảnh phục vụ công đồng nhiếp ảnh toàn cầu.

Đang tải 1.jpg…

Máy ảnh không gương lật đã có một năm cực thịnh. Chúng ta đã bước qua một năm mới và đây là lúc tốt nhất để nhìn lại cuộc cạnh tranh khốc liệt ở thị trường máy ảnh không gương lật giữa các ông lớn và thử nghĩ xem họ sẽ làm gì trong những năm tiếp theo. Hãng nào không có kế hoạch rõ ràng, đáp ứng được những nhu cầu và sự kỳ vọng của khách hàng thì sẽ xảy chân và bị loại ra khỏi "cuộc chơi" này.

Chúng ta cùng điểm qua các hãng theo thứ tự trong bảng chữ cái nhé.


Canon

Vấn đề lớn nhất của Canon đó là dòng máy EOS M và EOS R có vẻ chưa phù hợp lắm. Họ vẫn còn một lương máy EOS EF và EF-S DSLR khi chuyển sang dòng máy mirrorless.

Cái chết dường như được báo trước cho dòng máy EOS M khi những ống kính M không thể gắn trên các thân máy R, EF hoặc EF-S ngay cả khi dùng ngàm chuyển, như vậy việc người dùng mua dòng máy EOS M rất hạn chế. Trước tình thế này, có vẻ Canon đang suy nghĩ điều gì đó ngược lại (chuyển những người đang sở hữu dòng máy EF/EF-S sang Mirrorless). Chúng ra đã có những bản mẫu chứng minh rằng Canon đang nghiên cứu một loại ngàm chuyển Speedbooster cho phép gắn những ống kính EF trên ngàm EF-M. Ngàm chuyển Speedbooster là một loại teteconverter, Những teleconverter thông thường sẽ làm tăng tiêu cự và giảm khẩu thì Speedbooster có tác dụng ngược lại: giảm tiêu cự và tăng khẩu độ lên. Mục đích làm những ngàm chuyển đổi này dùng trên thân máy EOS M: để những ống kính full-frame EF cũng hoạt đông tốt khi gắn trên ngàm M và tốt hơn khi gắn ống kính đó trên một máy DSLR. Ví dụ ống kính 50mm f/1.4, khi gắn với một speedbooster converter vào máy EOS M sẽ tương đương với ống kính 40mm f/1.2 EF-M. Đây có thể là một biện pháp chữa cháy cho những người đã có một lượng ống kính EF muốn trải nghiệm dòng máy EOS M chứ không thể giải quyết cho những người đã mua dòng máy EOS M muốn lên cấp lên EOS R do ống kính M không tương thích. Đây chính là điểm trừ so với đối thủ cạnh tranh khác. Chiến lược phát triển của Sony rất đơn giản nhưng hiệu quả :"Hãy mua các máy ảnh APS-C của chúng tôi và bạn có thể dùng bất cứ ống kính nào chúng tôi làm. Ống kính của bạn sẽ không bị biến thành đồ chặn giấy."

Giải pháp thực sự là gì? Canon nói họ sẽ tiếp tục cho ra mắt những ống kính M mới nếu khách hàng muốn (không chắc họ giám sát việc đó như thế nào). Điều này có nghĩa là dòng máy M đã gần như chấm hết dù họ không nói hẳn ra. Thực tế, chúng ta cần một máy ảnh APS-C R và dám chắc chắn rằng chúng ta sẽ có một cái, chỉ là không biết cao cấp hay tầm trung mà thôi. (ví dụ : 7D hay 80D)

Đang tải CDLC_EOSR_02-1.jpg…

Trong khi đó, lúc này dòng máy R đang là mảng cần khai phá. Canon có thể sẽ làm ra máy được đặt tên là 1/2R hoặc 2R với giá và cấu hình nằm ở giữa Sony A7/Nikon Z6 và Sony A7R/Nikon Z7, và thiếu một số tính năng chẳng hạn như cảm biến chống rung. Máy 1/2R sẽ là máy ảnh full-frame không gương lật phân khúc tầm trung với cảm biến 24mp (hoặc thấp hơn) với giá 2000usd (hoặc thấp hơn). Máy 2R có nhiều điểm ảnh sẽ là đối thủ của Sony A7R / Nikon Z7 và giá ít nhất là 3300usd.

Những chiếc máy ảnh R mới này đang được làm và có khả năng sẽ xuất hiện sớm nhất vào quí 1 năm 2019. Chúng ta không biết giao diện cho người dùng trên thể hệ máy R mới giống hay khác chiếc máy EOS R hiện tại, đang có giao diện thiên về việc thử nghiệm cho người dùng trải nghiệm nhiều hơn là định hướng cho tương lai các máy Canon sẽ hoạt động như thế. Dòng máy R có một sự pha trộn kỳ lạ của các nút bấm / các chức năng điều khiển / các vị trị... không thực sự phù hợp với bất cứ dòng máy nào trước đây.

Điều dường như rõ ràng nhất đó là chúng ta sẽ có nhiều ống kính ngàm RF của Canon trong năm 2019 này. Canon cho rằng đây chính là cách giữ chân các khách hàng của họ và thu hút các khách hàng khác . Tuy nhiên, đây không phải là một lợi thế cho Canon khi họ tính sai với sản phẩm dòng M. Lần đầu tiên chúng ta thấy cách quảng cáo và quản lý các sản phẩm của Canon không hoàn toàn phù hợp và tác động mạnh đến doanh thu.


Fujifilm

Fuji đang có một kế hoạch là đẩy mạnh dòng máy APS-C, đồng thời để cạnh tranh với dòng máy full-frame họ lấp lửng về Medium Format với giá cạnh tranh. Tuy nhiên, không may cho Fuji ở mảng APS-C, giá máy các hãng khácrất cạnh tranh và có một khung giá rõ ràng nên muốn bán tốt sản phẩm APS-C, Fuji đã phải hạ giá thành sản phẩm của họ.

Đang tải XH1.jpeg…

Có thể nói ở thị trường máy ảnh không gương lật, Fuji là hãng duy nhất có đầy đủ các dòng máy APS-C như: X-A5, X-T100, X-T20, X-E3, X-T3, X-H1 cùng với các dòng máy cũ trong kho. Fuji X-H1 là sản phẩm lạ đời với những cải tiến từ X-T3. Fuji X-E3 có thực sự tạo ra được nhu cầu khác với những máy ảnh tương tự trong cùng phân khúc? Nếu để ý lô trình phát triển của Fuji, chúng ta không khó đoán những sản phẩm tiếp theo của họ là X-E4 ; X-T30 hoặc những máy được cải tiến từ những máy cũ.

Ở mảng Medium Format, Fuji có lộ trình tương đối rõ ràng với bước ngoặt của Hasselblad. Trong khi Sony đưa ra lộ trình về những cảm biến mà chúng ta đã biết kích thước của những cảm biến này còn Fuji chỉ nhiều lần đề cập đến những máy medium format với cảm biến 100mp và 150 mp và không chắc những chiếc medium format này có lên kệ vào 2019 này không.


Nikon

Ngày nay vẫn còn rất nhiều người mua máy có cảm biến crop hơn là máy cảm biến full-frame, doanh thu từ việc bán máy cảm biến crop đạt nhiều hơn từ việc bán máy cảm biến full-frame. ví dụ: doanh thu từ việc máy Nikon D3500 nhiều hơn từ việc bán máy fullframe D850. Như vậy, ở mảng máy ảnh không gương lật, Nikon cần phải có một sản phẩm có giá dưới 2000usd để giữ chân khách hàng không bị Fuji lôi kéo và không tạo cơ hội sống sót cho dòng sản phẩm EOS M của Canon.

Đang tải Z6.jpg…

Có thể chúng ta sẽ không thấy những phiên bản nâng cấp Z6/Z7 mark II cho đến năm 2020 nhưng Nikon có những thứ cần làm ngay để duy trì sự canh trạnh; không phải chỉ nâng cấp sửa lỗi trong các firmware mà còn phải làm nổi bật các tính năng và hiệu quả của chúng.

Theo lộ trình sản xuất ống kính của Nikon, chúng ta thấy có 6 ống kính ngàm Z sẽ ra mắt trong năm 2019 theo thứ tự : 14-30mm f/4, 85mm f/1.8, 20mm f/1.8, 70-200mm f/2.8, 24-70mm f/2.8 và ống kính NOCT. Trong đó, ống kính 14-30mm f4 và 85mm f/1.8 là 2 ống kính khá quan trọng. Còn ống NOCT với việc lấy nét thủ công mang tính tự sướng nhiều hơn là phục vụ người dùng.

Từng là ông lớn trong mảng DSLR, Nikon đang loay hoay trong việc sản xuất máy ảnh không gương lật và nghe đâu, họ đang có đang dừng kế hoạch sản xuất để nghiên cứu lại thiết kế. Nếu thiết kế đó cho dòng Mirrorless Crop thì đó là gì và khi nào sẽ xuất hiện và lộ trình sản xuất ống kính có thể có 8 ống kính ngàm Z vào năm 2021 có ống kính nào dành cho máy ảnh Mirrorless Crop đang thiết kế hay không.


Olympus

Sau khi sớm thành công với dòng máy M4/3, Olympus đang rơi dần vào thế khó khăn trong thị phần máy ảnh. Những năm gần đây, họ đặt mục tiêu mỗi năm phải bản được 600.000 chiếc nhưng dường như đó là điều không thể, thậm chí, việc bán được 500.000 chiếc mỗi năm đã rất khó với họ. Vì thế, với hy vọng tìm lại phần nào vị trí trong làng sản xuất máy ảnh như trước, Olympus sắp cho ra đời dòng E-M1X lớn hơn, tiên tiến hơn và đắt tiền hơn dựa trên chiếc máy ảnh không gương lật E-M1 với cảm biến M4/3. Vấn đề hiện nay của Olympus là cảm biến. Họ vẫn làm mọi thứ dựa vào cảm biến nhỏ trong khi các hãng khác đang làm nhưng điều tương tự với một cảm biến lớn hơn. Sự khác biệt về kích thước cảm biến khó có thể tạo ra lợi thế cho Olympus nhưng họ sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất. 

Đang tải OM-D.jpg…

Lợi thế của dòng máy M4/3 là kích thước nhỏ, nhẹ nhưng điều này đang mất dần vì những chiếc máy ảnh full-frame ngày một được thu nhỏ đi với điểm ảnh nhiều, chất lượng hơn nhiều. Năm 2019 là năm Olympus cần phải khẳng định lại định hướng tương lai thực sự của họ là gì khi đối tác Panasonic của họ đã có một bước tiến trong việc làm máy ảnh full-frame. Olympus đang tụt lại phía sau cùng với Pentax. Họ có những sản phẩm thú vị nhưng không phải là xu hướng thời đại và cũng không bán được số lượng lớn. 


Panasonic

Panasonic đã tham gia thị trường máy ảnh full-frame dù hơi trễ so với các đối thủ khác. Thử thách của Panasonic là làm sao giải thích được câu hỏi tại sao chúng ta phải chú ý đến sản phẩm của họ. Khởi đầu với việc dùng chung những ống kính ngàm L là một tín hiệu tốt trong khi Canon và Nikon không làm được điều này. Việc ba ông lớn như Canon, Nikon và Sony đang thâu tóm thị phần máy ảnh fullframe mirrorless sẽ khiến Panasonic gặp nhiều khó khăn khi ra máy chiếc máy fullframe mirrorless S1 và S1R đầu tiên. Tuy nhiên, Panasonic vẫn có rất nhiều điểm chứng minh rằng sản phẩm của họ đáng được quan tâm khi chính thức ra mắt. Dù ở vị trí sau Canon, Nikon và Sony, Panasonic vẫn còn hơn Olympus và Pentax không có gì trong thị phần này. 

Nhiều người dự đoán Panasonic sẽ bỏ hẳn dòng M4/3 nhưng điều đó chưa hẳn đúng. Giống như các hãng khác vẫn giữ song song 2 dòng máy ( như Canon với APS-C và Full-frame; Fujifilm với APS-C và Medium format; Nikon với APS-C và full-frame; Sony với APS-C và full-frame), Panasonic dường như vẫn muốn tiếp cận khách hàng với 2 dòng máy M4/3 và full-frame và Panasonic có thành công hay không đều phụ thuộc vào cách tiếp thị và hợp lý hoá 2 dòng sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường và khách hàng.

[​IMG]
Panasonic S1R


Pentax

Tuy thị trường máy ảnh không gương lật phát triển rầm rộ trong những năm gần đây nhưng Pentax vẫn chưa có một sản phẩm nào để ra mắt trong khi Sigma cũng đang ngấm ngầm nghiên cứu dòng máy ảnh fullframe mirrorless với cảm biến Foveon khi thông báo ở Photokina 2018.

Sony

Tất cả các sản phẩm máy ảnh của Sony trong thời gian gần đây là mirrorless. Ở phân khúc fullframe, Sony đang cập nhật và ra sản phẩm theo chu kỳ 2 năm 1 lần. A7s chuẩn bị là chu kỳ thứ ba và cũng không có gì ngạc nhiên nếu Sony đưa ra phiên bản nâng cấp A9 vào cuối năm 2019, hướng tới thế vận hội Olympics ở Tokyo năm 2020. Cũng có thể sẽ có phiên bản mới của A7R với số điểm ảnh nhiều hơn vào cuối năm 2019. 

Đang tải SonyA7000.png…

Sony có hệ thống ống kính cho máy fullframe khá phong phú, từ ống kính góc rộng cho đến ống kính bán tele, trong đó nổi bật nhất là ống kính 1 tiêu cự 20mm. Hy vọng trong năm 2019, Sony sẽ mang đến cho chúng ta những tiêu cự dài hơn, ví dụ như ống kính zoom 200-500mm, ống kính 1 tiêu cự 200mm hoặc 300mm để canh tranh lại những ống kính EF của Canon và ống kính F của Nikon được đánh giá rất tốt khi gắn trên những thân máy mirrorless thông qua ngàm chuyển của họ. 

Ở mảng máy APS-C, dường như Sony ít quan tâm hơn so với full-frame. Dòng máy A5100 có từ 2014. dòng máy A6500 có từ 2016 và chưa có sản phẩm tiếp theo ngoài máy ảnh tin đồn A7000 với cảm biến crop A9. Ngoài ra, Sony cần có thêm nhiều ống kính để người sử dụng có thêm nhiều lựa chọn. 


Kết luận

Năm 2018 là năm bùng nổ của máy ảnh không gương lật với sự tham gia của 4 hãng. Số máy ảnh mirrorless chiếm 10% trong tất cả số máy ảnh được giới thiệu. Năm 2019, Canon và Nikon có thể sẽ trình làng rất nhiều ống kính cho dòng máy ảnh mirrorless để canh tranh với Sony. Các hãng đang trong giai đoạn chuyển đổi từ DSLR sang Mirrorless, ngoại trừ Pentax. Quá trình chuyển đổi này kéo dài trong bao lâu tuỳ thuộc vào tốc độ của các hãng. 

Tham khảo : Petapixel ( theo Tinh Tế)
 



Tin tức liên quan

Dân quay chụp chuyên nghiệp "mừng r...

Thế hệ thứ 2 của chiếc máy ảnh cảm biến medium format cỡ lớn Fujifilm GFX100 II có khả năng chụp hìn...

Xem chi tiết
Sau 6 năm, cuối cùng Panasonic cũng...

Trải qua khoảng thời gian dài lên tới 6 năm, Panasonic G9 II đã được cập nhật triệt để với các tính ...

Xem chi tiết
Độc đáo máy ảnh siêu bền OM System ...

Ngoài khả năng chống nước, chiếc máy ảnh compact siêu bền OM System Tough TG-7 còn có khả năng chống...

Xem chi tiết
Sony ra mắt G-Master FE 16-35mm F2....

Ống kính full-frame zoom góc rộng G Master FE 16-35mm F2.8 GM II (tên mã SEL1635GM2), sử dụng ngàm E...

Xem chi tiết
Sony ra mắt bộ đôi máy ảnh Alpha 7C...

Sony Electronics Việt Nam vừa chính thức công bố hai sản phẩm mới nhất trong dải sản phẩm máy ảnh fu...

Xem chi tiết

Đăng ký nhận tin

Theo dõi chúng tôi qua