Welcome to Ngoc Camera

Email: contact@ngoccamera.vn

Tổng hợp 72 thuật ngữ nhiếp ảnh cần để sử dụng máy ảnh thành thạo & học chụp ảnh nhanh hơn

09:17 | 09/10/2019 Lượt xem: 2228

Đây là danh sách các từ dùng, tính năng, hoặc chức năng sử dụng máy ảnh để chụp ảnh cho anh em mới bắt đầu. Mình không chọn cách giải thích thuật ngữ theo cách định nghĩa phức tạp, mà thiên về người dùng máy ảnh cụ thể hơn. Chẳng hạn "tốc độ màn trập" thì bạn hiểu được lý do vì sao tốc độ màn trập lại cần thiết và cách sử dụng nó. Bài sắp xếp theo mẫu tự Alphabet, mong là hữu ích cho anh em đang cần.

  1. Aperture - Khẩu độ
    Tương tự con ngươi mắt người, khẩu độ là một lỗ mở trong ống kính máy ảnh. Còn gọi là độ mở của ống kính. Khẩu độ càng lớn cho phép nhiều ánh sáng đi qua ống kính, và ngược lại. Vì vậy, người chụp ảnh thích sử dụng khẩu độ ống kính lớn khi điều kiện ánh sáng yếu. Khẩu độ lớn nhỏ đó được biểu thị tỷ lệ: f/1.4, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16...

    Khẩu độ ống kính tác động trực tiếp đến DOF (là khoảng ảnh rõ nét của ảnh - độ sâu trường ảnh). Khẩu độ càng lớn thì khoảng DOF càng mỏng hẹp và ngược lại khẩu độ càng nhỏ thì khoảng rõ DOF càng dày sâu. Ví dụ: tại cùng thời điểm bối cảnh f/2.8 sẽ cho DOF mỏng hơn chụp với khẩu độ f/22...
    Đang tải 3549383_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--8.jpg…
     
  2. AF-ON - Back-Button Focus - lấy nét bằng nút sau lưng máy
    Nút AF-On dùng để khoá nét thay cho việc giữ nửa nút chụp. Thay vì bấm một nửa nút chụp phía trên máy và giữ để lấy nét rồi bấm nút chụp và mỗi khi chụp lại phải bấm 1/2 như vậy để lấy nét lại, thì bấm nút AF-ON thì máy tự động lấy nét và khoá nét rồi bấm nút chụp tức thì. Sử dụng AF-On giúp thao thác chụp nhanh hơn nhờ khoá nét sẵn tại một khoảng cách. Một số máy không có AF-On thì thiết lập dùng nút AE-L/AF-L làm nút AF-ON. AE-L/AF-L là khoá cả lấy nét và đo sáng, cả khi bạn thả nút chụp.
    Đang tải Back-Button-Focus-650x433.jpg…
  3. AE Lock - Khoá phơi sáng tự động
    Viết tắt từ Auto Exposure Lock. Khi chụp ảnh ở chế độ ưu tiên khẩu độ (A/Av), ưu tiên tốc độ (S/Tv) hay hoàn toàn tự động P (Program), thì khẩu độ ống kính và tốc độ vận hành của màn trập sẽ thay đổi khi máy ảnh tự động phát hiện nguồn sáng ở môi trường xung quanh và có thể thay đổi thiết lập một cách tự động. Với tính năng AE Lock, người chụp khoá cố định khẩu độ ống kính & tốc độ màn trập mà máy ảnh đã thiết lập khi đo sáng, nên lúc thay đổi bối cảnh ánh sáng do người chụp dịch chuyển góc máy hoặc bố cục lại khung hình, thì các thông số phơi sáng cũng không thay đổi tự động. Khi bạn bấm nhẹ nút chụp (nửa cò) rồi giữ yên, hoặc bấm nút AE Lock, chế độ đo sáng được kích hoạt và các thiết lập phơi sáng sẽ bị khoá tại điểm lấy nét.
  4. AF Lock - Khoá lấy nét tự động
    Viết tắt từ Auto Focus Lock. Ở chế độ tự động, sau khi người chụp lấy nét bằng cách bấm nhẹ nút chụp (nửa cò) hoặc bấm nút AF Lock, chế độ lấy nét được kích hoạt và khoá nét tại đối tượng, nếu máy ảnh có dịch chuyển hay do người chụp bố cục lại khung hình thì điểm đã lấy nét vẫn không thay đổi.
  5. AI Servo AF / AF-C - Chế độ lấy nét tự động liên tục
    Máy ảnh sẽ sử dụng chế độ lấy nét tự động liên tục đối tượng di chuyển thay vì lấy nét tự động một lần. Chế độ này đoán trước chuyển động tiếp theo của đối tượng và lấy nét ngay khi đối tượng dịch chuyển. Phù hợp với hoàn cảnh chụp chuyển động, thể thao...
  6. Angle of View - Góc nhìn
    Góc nhìn là độ rộng của một khung cảnh mà máy ảnh ghi nhận được thành hình ảnh. Góc nhìn thay đổi tuỳ thuộc vào độ dài tiêu cự của ống kính, được quy ước tính bằng mm. Ống kính góc rộng (wide) có góc nhìn rộng và ngược lại ống kính tiêu cự dài (tele) có góc nhìn hẹp hơn.
  7. Aperture & Aperture Value - Khẩu độ & Ưu tiên khẩu độ
    Khẩu độ là độ mở của ống kính cho phép ánh sáng đi qua ống kính trước khi vào máy ảnh.
    Ưu tiên khẩu độ là chế độ mà người chụp chủ động thay đổi độ mở lớn hay nhỏ để kiểm soát lượng sáng đi qua ống kính. Khẩu độ được ký hiệu là chữ "f", thể hiện dưới dạng viết như: f/1.2, f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6... Chế độ ưu tiên khẩu độ này nhằm mục đích kiểm soát độ sâu trường ảnh của bức ảnh, còn gọi là khoảng ảnh rõ nét trong khung ảnh (DOF).
    Đang tải 3549487_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--13.jpg…
     
  8. Backlight - Ngược sáng
    Là nguồn sáng chiếu từ phía sau chủ thể đối diện với ống kính. Ngược sáng tạo độ tương phản cao, tạo bóng trực diện với ống kính. Đây là hướng sáng khó sử dụng nhưng là hướng sáng gây ấn tượng mạnh mẽ và dễ tạo cảm xúc cho người xem, nếu người chụp kiểm soát được.
    Đang tải 4696058_Untitled-24A.jpg…
     
  9. Bokeh - Vùng ảnh không rõ nét
    Bokeh là vùng ảnh nằm ngoài "khoảng ảnh rõ nét" của ảnh hay nói kiểu khác là vùng không rõ nét, bước chuyển mượt mà hoặc kịch tính giữa các vùng khác nhau tạo ra hiệu ứng thị giác. Hiệu ứng hấp dẫn thị giác của bokeh rất nịnh mắt khi xem một bức ảnh, tạo sự thú vị do độ chuyển của độ sâu trường ảnh. Từ ngữ chữ bokeh có nguồn gốc là mức độ mờ nhoè của các chi tiết nằm ngoài vùng ảnh rõ nét (out-of-focus areas) thường được tạo ra do cấu trúc lá khẩu của ống kính. Tùy mỗi dạng thiết kế hệ thống lá khẩu bên trong ống kính sẽ tạo ra các dạng bokeh khác nhau.
    Đang tải 4752556_Cover.jpg…
  10. Bracketing (BKT)
    Thiết lập chụp bù trừ sáng tự động nhiều tấm một lần bấm nút chụp. Chẳng hạn chụp 3 tấm cùng khung ảnh, một tấm đúng như máy đo sáng, 2 tấm kia thì một thiếu và một thừa 1 khẩu độ chẳng hạn. Để cài đặt tuỳ chọn, vào Menu chọn "Auto Bracking set", chọn AE only nếu chỉ thay đổi phơi sáng hoặc AE flash nếu thay đổi mức đèn flash (nếu có). Nhấn nút BKT, chọn số ảnh trong chuỗi chụp bù trừ và thứ tự ảnh, hiển thị trên màn hình. Mục đích của BKT là để chụp nhiều tấm với các thiết lập phơi sáng khác nhau cùng lúc, tuỳ chọn tấm ưng ý, hoặc chồng các tấm đó lại với nhau thành một tấm để tăng chi tiết ảnh.
    Đang tải Bracketing-Button-on-Nikon-D7000-960x640.jpg…
  11. Blurred shot - Ảnh mờ nhoè
    Tình trạng bức ảnh chụp đối tượng di chuyển, hoặc máy ảnh rung lắc khiến cho đối tượng cần nét bị mờ nhoè. Cũng có trường hợp người chụp cố ý làm mờ nhoè đối tượng để tạo hiệu ứng chuyển động, còn lại bình thường tình trạng này đều làm cho bức ảnh không thể hiện tốt.
    Đang tải 3549525_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--23.jpg…
  12. Bounce flash - Dội sáng đèn
    Khi đánh đèn flash mà đèn hướng vào bờ vách, trần nhà trắng hoặc mặt phẳng trắng sáng nào đó nhằm mục đích tạo sự phản chiếu ánh sáng ngược lại đối tượng cần chụp. Với cách này, ánh sáng dội lại làm phân tán ánh sáng rộng hơn, tạo hiệu quả mềm mại giảm bớt sự tương phản gay gắt và bóng đổ hơn, nhưng lưu ý là cường độ sáng sẽ suy giảm khi đến được đối tượng, nên cần tính toán trước để dùng hiệu quả.
  13. Bulb - Chế độ phơi sáng B trên máy ảnh
    Là chế độ cho phép mở màn trập phơi sáng chủ động trong thời gian tuỳ ý người dùng. Khi chọn chế độ này, bấm nút chụp, màn trập sẽ mở liên tục trong thời gian người chụp còn giữ nút chụp ở tình trạng bấm xuống, và màn trập sẽ đóng lại khi nút chụp được thả ra.
     
  14. Camera Modes - Các chế độ chụp
    Tất cả các máy ảnh số đều hỗ trợ nhiều chế độ chụp để người dùng tuỳ chọn. Các chế độ này thường được điều chỉnh bằng vòng xoay, nút bấm hay lựa chọn trong menu. Các máy ảnh số như DSLR chuyên nghiệp ưu tiên nhiều hơn cho các chế độ cho phép sự can thiệp của người chụp. Các máy ảnh số tầm trung hay bán chuyên thì kết hợp đa dạng các chế độ tự động và có thể một phần can thiệp của người dùng. Các máy ảnh du lịch phổ thông ... thì ưu tiên cho các chế độ chụp tự động.
    • Các chế độ chụp có thể can thiệp thông số
    • Các chế độ chụp hoàn toàn tự động
    • Chọn chế độ chụp: M, A (AV), S (Tv), hay P
    Đang tải 3549378_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--2.jpg…
     
  15. Chromatic Aberration - Quang sai màu / sắc sai
    Hiện tượng viền tím được gọi là quang sai hay chính xác hơn là sắc sai, xảy ra khi ánh sáng đi qua hệ thấu kính của ống kính bị sai lệch trở thành một chùm ánh sáng với sự phân tách các lớp màu chuyển dần từ đỏ sang tím. Nguyên nhân là do ánh sáng là tập hợp của 7 màu sắc cơ bản (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) có bước sóng từ 300nm đến 700nm. Các tia sáng này có bước sóng hoàn toàn khác nhau, khi chúng khúc xạ qua hệ thấu kính của ống kính sẽ có sự sai lệch điểm nét tại các vị trí khác nhau, và không hội tụ trùng một điểm trên mặt phẳng nét, đó chính là sự tán sắc thành dãy quang phổ hội tụ ngoài điểm ảnh nét. Kết quả từ hiện tượng này là gây ra viền mờ xung quanh đối tượng trong ảnh thu được và phân tán từ đỏ sang tím (màu đỏ - đỏ tươi - xanh lục - xanh dương - vàng - tím). Hiện tượng này xuất hiện càng nhiều khi bức ảnh được chụp trong hoàn cảnh nguồn sáng và đối tượng có sự tương phản sáng cao.

    Có hai loại!
    • Một loại là được gọi là “bokeh viền ảnh” hay còn gọi là sắc sai trục dọc, viền tím xảy ra khi các tia sáng có bước sóng khác nhau khi đi qua ống kính không hội tụ tại một điểm trên mặt phẳng nét và thậm chí chúng nằm ở vị trí trước hoặc sau điểm nét nhưng đều trên trục tiêu cự. Viền tím xuất hiện xung quanh đối tượng ảnh, và chuyển dần màu tím cả vùng trung tâm. Loại viền tím này thường có trong ảnh chụp bởi ống kính mở khẩu lớn, kể cả ống kính cao cấp đắt tiền.
    • Loại thứ hai gọi là sắc sai trục ngang, xảy ra khi các tia sáng có bước sóng khác nhau khi qua ống kính thì tập trung tại các vị trí ở cùng trên mặt phẳng nét nhưng bị phân tán không tại một điểm chung. Khác loại viền tím trên, loại này không xuất hiện ở trung tâm mà nằm ở ven góc của khung ảnh thuộc vùng có tương phản sáng cao và phổ biến với sắc xanh hoặc tím. Loại này thường có trong ảnh chụp bởi ống kính góc rộng hoặc chất lượng kém.
    Đang tải Focus-Accuracy-AF-Fine-Tune-2.jpg…
     
  16. Composition - Kết cấu các thành phần trong khung ảnh
    Chúng ta thường gọi là "bố cục". Đó là việc người chụp sắp xếp bằng cách chọn sự liên kết các yếu tố / thành phần / vật thể ... xuất hiện trong một khung ảnh. Việc sắp xếp (bố cục) đó nhằm tạo được bức ảnh hài hoà về nội dung và hấp dẫn về thị giác; người chụp sắp xếp bố cục để diễn tả hiệu quả nhất lượng thông tin mà họ muốn lưu giữ và truyền đạt, và có những thủ pháp hấp dẫn thị giác cuốn hút người xem.
    Đang tải Telephoto-Lens-Abstract-Composition-960x686.jpg…
     
  17. Crop Factor - Hệ số khuếch đại
    Là hệ số crop được tính tương ứng với kích thước cảm biến máy ảnh full-frame. Các hãng máy ảnh sản xuất máy ảnh song song cả loại cảm biến full-frame song song với crop sensor. Canon có có dòng crop sensor có hai tỷ lệ khuếch đại là 1.6x và 1.3x; Nikon, Sony, Pentax... đều theo tỷ lệ khuếch đại 1.5x. Một số dòng mirrorless lại dùng cảm biển có tỷ lệ khuếch đại 2x.

    Khi gắn cùng một ống kính trên các máy có kích thước cảm biến khác nhau (hệ số khuếch đại) khác nhau, ta có các khung ảnh khác nhau. Ví dụ ống kính 50mm trên máy ảnh DSLR full-frame sẽ có góc thu hình rộng hơn là khi gắn trên máy ảnh DSLR crop sensor. Ống kính 50mm của máy ảnh DSLR full-frame là ống kính normal tiêu chuẩn nhưng khi gắn trên máy ảnh DSLR crop sensor lại là một ống kính góc hẹp hơn, tương đương với một tiêu cự dài hơn. Chẳng hạn ống kính 50mm gắn trên máy ảnh số có bộ cảm biến nhỏ tỷ lệ là 1.6x sẽ là 80mm.
    Đang tải rgb.vn_hoc-chup-anh-bai-huong-dan-tong-quat-tu-A-Z-cua-national-geographic_02.jpg…
  18. Camera shake - Rung máy
    Máy ảnh không được giữ cố định khi bấm nút chụp, do tay rung lắc hoặc người chụp có sự dịch chuyển trong khi màn trập máy ảnh mở làm cho ảnh bị mờ nhoè. Tình trạng này thường xảy ra khi tốc độ vận hành của màn trập quá chậm, hoặc đối tượng di chuyển quá nhanh liên tục hoặc sử dụng ống kính tiêu cự dài (tele) mà máy ảnh thì không được cố định.
  19. Color temperature - Nhiệt độ màu
    Thang nhiệt độ màu trong nhiếp ảnh được đo bằng đơn vị tính Kelvin (viết tắt là K, hay đọc là nhiệt độ K). Đây là đơn vị đo nhiệt độ màu của ánh sáng phản xạ từ đối tượng được chụp và được tái tạo thành hình ảnh trong máy ảnh. Thang nhiệt độ thường được biểu thị từ tông màu ấm áp đến tông màu lạnh.
    Đang tải 4696065_Untitled-31.jpg…
  20. Contrast - Độ tương phản
    Thường được dùng để chỉ sự khác biệt về màu sắc giữa các vùng sáng và tối trong một khung ảnh. Khi nói ảnh có độ tương phản cao nghĩa là ảnh có sự thay đổi đột ngột, gay gắt giữa hai vùng có tông màu sáng và tối; nếu nói ảnh có độ tương phản thấp, nghĩa là sự thay đổi (độ chuyển dần) giữa hai vùng ảnh có màu sáng và tối không đột ngột, mềm mại, dễ chịu hơn.
  21. Correct exposure - Phơi sáng đúng
    Là biểu thị sự kết hợp khẩu độ ống kính & tốc độ vận hành của màn trập cho ra độ sáng & màu sắc trong bức ảnh phù hợp, đúng (có thể đúng ý người chụp) ảnh tự nhiên. Giá trị phơi sáng chính là lượng ánh sáng phù hợp được cảm biến ghi nhận và tái tạo thành hình ảnh. Những trường hợp không đúng, không phù hợp, người chụp sẽ tăng giảm bù trừ lượng sáng để phù hợp.
     
  22. Depth of Field - Độ sâu trường ảnh (DoF)
    Khoảng ảnh rõ nét trong hình ảnh được gọi là độ sâu trường ảnh, khoảng ảnh rõ nét (DoF). DoF sẽ thay đổi dày hoặc mỏng - khoảng ảnh rõ sâu hoặc cạn / dày hoặc mỏng - phụ thuộc chính yếu vào độ mở của ống kính (khẩu độ). Khẩu độ càng lớn thì vùng ảnh rõ càng mỏng / cạn; khẩu độ càng nhỏ thì vùng ảnh rõ càng dày / sâu. Tuỳ theo mục đích diễn tả nội dung hình ảnh mà bạn chọn độ mở ống kính phù hợp.
    Đang tải 3912612_6323860_orig.gif…
  23. Depth of field preview
    Xem trước độ sâu trường ảnh
    Là chức năng khi bấm nút DOF Preview trên máy ảnh DSLR. Khi bấm nút xem trước độ sâu trường ảnh, người chụp có thể nhìn thấy được DOF qua ống ngắm của máy ảnh trước khi bấm nút chụp, mục đích để người chụp kiểm soát tốt hơn khoảng ảnh rõ nét mà họ muốn, trước khi quyết định bấm chụp.
  24. DPI
    Số điểm ảnh có trên mỗi inch (dots per inch). Đơn vị DPI được dùng xác định độ phân giải khi in ảnh, tức là xác định được mật độ điểm ảnh trên mỗi in tương đương 2.54 cm của bức ảnh. Và trên máy ảnh, đơn vị DPI cho biết số lượng điểm ảnh mà máy in đó có thể in được trên mỗi in.
    • ppi (pixels per inch) là mật độ thông tin mà các màn hình có thể thu nhận trên mỗi inch
    • dpi - (dots per inch) là số điểm trên diện tích 01 inch vuông được tính trong in ấn.
    Đang tải 3894803_Screen_Shot_2016-10-21_at_10.05.05.jpg…
     
  25. Diffraction - Nhiễu xạ
    Trong một số trường hợp ánh sáng và ống kính, khi khép khẩu quá nhỏ, như f/16, f/22, thậm chí có ống khép nhỏ đến f/32, f/45... thì bạn sẽ bắt đầu thấy ảnh bị mờ hơn. Hiện tượng mờ này trong nhiếp ảnh gọi là hiện tượng nhiễu xạ. Hiện tượng xảy ra với hầu hết các ống kính như một hiện tượng vật lý đương nhiên vậy, ít hoặc nhiều thì tuỳ. Thành ra, chúng ta hay nghe các thầy dạy khuyên không nên khép khẩu quá nhỏ, nhất là khi chụp tốc độ màn trập chập ban đêm (phơi sáng) hay chụp macro thì f/22 là được rồi.
    Đang tải The-Kiss-diffraction-960x960.jpg…
     
  26. Distortion - biến dạng
    Đây cũng là một hiện tượng vật lý đương nhiên xảy ra với mọi ống kính, ít hoặc nhiều. Chúng ta hay gọi là hiện tượng méo ảnh vùng viền, nhất là với các ống góc rộng dễ thấy hơn. Có nhiều ống xem hiện tượng này như một tính năng (vui vẻ như fisheye). Hiện tượng cong méo càng nhiều về phía các mép ảnh. Có các kiểu biến dạng méo cạnh như cong viền, lõm ảnh, lượn sóng như hình dưới:
    Đang tải collage1.jpg…
     
  27. DSLR Camera
    Viết tắt cụm từ “digital single lens reflex”, thường được dịch là "máy ảnh kỹ thuật số phản xạ ống kính đơn". Là loại máy ảnh sử dụng gương lật phản xạ, một ống kính có thể tháo lắp hoán đổi. Gương bên trong máy là để hướng hình ảnh (ánh sáng) qua lăng kính ngũ giác đến kính ngắm. Khi chụp ảnh, gương lật lên để không chặn sáng đi qua ống kính tới cảm biến ảnh. Sau này có máy ảnh không sử dụng gương lật phản xạ này, gọi là mirrorless (không gương lật).
  28. EXIF Data
    Viết tắt cụm từ: "exchangeable Image File format". Đó là thông tin dữ liệu của bức ảnh kỹ thuật số bao gồm tất cả các thông số khi chụp bức ảnh, chẳng hạn bao gồm khẩu độ ống kính, tốc độ màn trập, cân bằng trắng, độ nhạy sáng, sử dụng flash hay không, ảnh đã được chỉnh sửa hậu kỳ bằng phẩn mềm nào, GPS hay thông tin bản quyền... ... Dữ liệu thông tin này được nhúng vào file ảnh khi máy chụp. Dữ liệu này có thể được xem ngay trên máy ảnh (info) hoặc bằng một ứng dụng duyệt ảnh trên máy tính.
    Đang tải Exif-Viewer-960x887.png…
  29. Evaluative metering - Đo sáng tổng quát
    Là một trong các chế độ đo sáng của máy ảnh liên quan đến toàn khung ảnh tại nhiều vùng ảnh hiển thị trong ống ngắm. Chế độ đo sáng sẽ xác định trị số phơi sáng phù hợp mà máy ảnh đề nghị dựa vào vị trí của đối tượng trong một bối cảnh ánh sáng nào đó khi chụp.
     
  30. Exposure - Phơi sáng
    Là lượng ánh sáng mà cảm biến nhận được dựa vào việc xác định thông số khẩu độ ống kính, tốc độ màn trập và độ nhạy sáng ISO là một yếu tố khác ảnh hưởng đến độ phơi sáng. Một bức ảnh được cho là phơi sáng phù hợp là kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa ba yếu tố đó và bức ảnh được tái hiện màu sắc và độ sáng tự nhiên như khi nhìn bằng mắt. Bức ảnh quá sáng người ta gọi là dư sáng; quá tối người ta gọi là thiếu sáng.

    Cùng một cường độ sáng, ta có thể dùng nhiều thời chụp khác nhau, như 1/500s - f/4 thì có thể là 1/250s - f/5.6 để có lượng sáng bằng nhau đi vào cảm biến. Tuỳ theo ý định riêng mà chọn giá trị phơi sáng khác nhau, như muốn đóng bằng hình ảnh chuyển động thì dùng tốc độ màn trập nhanh, mở khẩu độ lớn; hoặc muốn lấy vùng ảnh rõ (DoF) thật sâu thì dùng tốc độ màn trập chậm, khép khẩu độ nhỏ.
    Đang tải 2653851_knowledge5_1_1.jpg…
     
  31. Exposure Compensation - Bù sáng
    Đây là thao tác kỹ thuật của người chụp trên máy ảnh để có được giá trị (độ) phơi sáng đúng thể hiện qua thước đo sáng trong ống ngắm. Sử dụng kỹ thuật bù sáng này để có thể làm cho một vùng trông sáng hơn tối hơn. Trên máy ảnh có nút điều chỉnh +-EV để thực hiện thao tác bù sáng này. Bạn có thể chọn chế độ chụp A - ưu tiên khẩu độ, tức là bạn chọn khẩu tuỳ ý, máy sẽ tự tính các thông số khác, và khi đó bạn có thể bù sáng bằng cách tăng giảm bằng nút +-EV trên máy, vừa nhanh vừa tiện.
    Đang tải Nikon-D5500-Exposure-Compensation.jpg…
  32. Eyepiece - Thị kính
    Là thấu kính nhỏ tại ống ngắm để người chụp nhìn vào để thấy khung cảnh cần chụp. Thường bên ống ống ngắm, có bánh xe nhỏ để bạn điều chỉnh khúc xạ phù hợp với mắt của người chụp, hay gọi là nút chỉnh độ viễn cận.
     
  33. Exposure Triangle - Tam giác phơi sáng
    Tam giác phơi sáng đó là 3 yếu tố dùng để thiết lập máy ảnh trước khi chụp: khẩu độ ống kính - tốc độ màn trập - độ nhạy sáng ISO của cảm biến. Khẩu độ là lỗ trống trong ống kính. Khẩu độ mở lớn sẽ cho ánh áng qua ống kính nhiều hơn và ngược lại. Tốc độ màn trập xác định khoảng thời gian ánh sáng tác dụng tới cảm biến. Tốc độ màn trập càng chập càng dễ tạo mờ nhoè chuyển động, càng nhanh càng dễ đóng băng chuyển động. ISO là độ nhạy sáng của cảm biến hình ảnh. Chỉ số ISO càng cao thfi độ nhạy sáng càng tăng, đồng thời độ nhiễu hạt tăng, và ngược lại.
    Đang tải 4696047_Untitled-14.jpg…
  34. Focal Length - Độ dài tiêu cự
    Độ dài tiêu cự hoặc gọi tắt là tiêu cự của một ống kính là khoảng cách từ tâm ống kính tới bề mặt cảm biến khi ống kính lấy nét ở vô cực. Tiêu cự ống kính càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn. Chỉ số chỉ độ khuếch đại rộng hẹp của cảnh được chụp được tính bằng đơn vị mm trên ống kính. Thông thường người ta dựa vào độ dài tiêu cự để phân biệt ống kính góc rộng và ống kính chụp xa góc hẹp.
    Đang tải Focal_Length_18-960x614.jpg…

     
  35. Focusing
    Máy ảnh tạo ra hình ảnh bằng cách tích tụ các tia sáng được phản xạ từ cảnh vật và rọi thành hình trên bề mặt cảm biến. Máy ảnh lấy nét tự động (AF - Auto-focus) sử dụng bộ cảm biến và một hệ thống mô-tơ lấy nét tự động, theo điểm hoặc vùng tự do người chụp tuỳ chọn. Thông thường thì vùng càng gần trung tâm giữa khung ảnh có độ phân giải và độ nét cao hơn vùng càng gần rìa mép ảnh. Sự chênh lệch này càng tăng lên khi ống kính càng được mở lớn khẩu độ và ngược lại.
    Đang tải 3619504_camera.tinhte.vn-focus-AF-Area-Mode_0-1.jpg…
  36. Fill flash - Phủ đèn
    Là một kỹ thuật thường dùng để chụp chân dung ngoài trời trong bối cảnh ngược hoặc chênh sáng mạnh. Mặt trời nằm phía sau đối tượng chiếu thẳng vào ống kính, hậu cảnh chói sáng trong khi gương mặt chủ thể đối diện ống kính tối đen. Gặp trường hợp này, đo sáng phù hợp với hậu cảnh sáng rồi dùng đèn flash đánh phủ lên chủ thể mẫu chụp để gương mặt được sáng phù hợp và đúng ý muốn.
  37. Framing - Tạo khung ảnh
    Thao tác canh khung bố cục ảnh khi ngắm cảnh vật qua ống ngắm. Việc tạo khung ảnh chính là tạo ra kết cấu các thành phần chính/phụ trong bức ảnh, có bố cục phù hợp, nổi bật đối tượng cần chụp. Học bố cục ảnh là học cách tạo khung ảnh.
  38. Guide number - Cường độ đèn flash
    Chỉ mức độ của đèn flash, thường được viết tắt là chỉ số GN, cho biết khả năng tối đa mà đèn flash có thể chiếu sáng đối tượng trong khoảng cách cụ thể nào đó. Cường độ đèn flash cao thì cự ly phủ sáng càng cao. Khoảng cách phủ sáng của đèn đến đối tượng được tính bằng cách lấy chỉ số cường độ của đèn chia cho chỉ số khẩu độ f. Ví dụ cường độ đèn là 10 chia cho f/2 thì cự ly phủ sáng hiệu quả là 5 mét.
  39. Histogram - Biểu đồ ánh sáng
    Là dạng biểu đồ (đồ thị) thể hiện độ sáng của bức ảnh và lượng điểm ảnh ở mỗi mức độ sáng của ảnh. Biểu đồ có trục hoành biểu thị độ sáng và lượng điểm ảnh từ vùng tối đến vùng sáng theo chiều từ trái qua phải. Trục tung biểu thị số lượng điểm ảnh có trong mỗi mức sáng, chẳng hạn nếu thấy nhiều điểm ảnh hơn ở bên trái đồ thị nghĩa là ảnh tối và ngược lại. Biểu đồ có thể xem ngay trên màn hình LCD dưới dạng một phần dữ liệu chụp.
    Đang tải 3847944_Screen_Shot_2016-08-16_at_18.38.29.jpg…
     
  40. HDR - high dynamic range - dải tương phản động
    Cảm biến máy ảnh không thể nhìn thấy chi tiết độ tương phản cao như mắt người. Nếu một khung hình có bóng rất tối và bầu trời rực sáng thì bạn phải chọn ghi hình rõ của một trong hai mà thôi. HDR chính là cách khắc phục khó khăn ở những tình huống ánh sáng khó đó. Cách thực hiện là chụp nhiều tấm với lựa chọn thiết lập phơi sáng chênh lệch khác nhau, rồi dùng phần mềm hậu kỳ chồng các tấm ảnh đó thành một. Ảnh kết quả có dải tương phản cao hơn (high dynamic range - hdr), nhiều chi tiết ở các vùng chênh lệch sáng được giữ lại rõ ràng hơn.
  41. Image Stabilization - Ổn định hình ảnh
    Là một tính năng công nghệ của ống kính hoặc thân máy ảnh. Hoạt động bằng cách dịch chuyển các thành phần thấu kính bên trong ống kính theo một trục đến nhiều trục để bù trừ cho sự chuyển động tác động lên bộ máy ảnh ống kính. Ổn định thân máy thì được gọi là IBIS, cùng nguyên lý ổn định, nhưng nó dịch chuyển trực tiếp cảm biến ảnh. Cả hai đều rất hữu ích khi người cầm máy chụp ở bối cảnh thiếu sáng, tốc độ màn trập xuống thấp, tay cầm rung lắc máy, việc ống kính hay thân máy có tích hợp công nghệ ổn định hình ảnh rất hữu dụng.
  42. ISO
    Là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh, luôn là yếu tố đầu tiên bạn phải thiết lập trên máy ảnh. Điều đó sẽ tạo thành thói quen nhạy cảm với bối cảnh sáng và có thiết lập ISO phù hợp. Trong nhiều tình huống ánh sáng yếu thì đẩy ISO lên cao để có được bức hình kẻo phải tiếc nuối. Bình thường có thể thiết lập ISO tự động, giới hạn cho máy mức cao nhất, để không phải bận tâm đến điều chỉnh yếu tố nhạy sáng này. Chỉ nhớ rằng, lượ



Tin tức liên quan

Máy ảnh không gương lật tốt nhất nă...

Những chiếc máy ảnh không gương lật tốt nhất mang đến cho bạn sức mạnh của một chiếc DSLR nhưng tron...

Xem chi tiết
Máy ảnh vlog tốt nhất cho năm 2020

Năm 2020, các hãng sản xuất bắt đầu chú trọng nhiều hơn tới việc làm vlog, đây không phải xu hướng m...

Xem chi tiết
Tại sao mình chọn Ricoh GR3?

Có nhiều lý do để chúng ta chọn một chiếc máy ảnh cho mục đích cá nhân, trong đó thiết kế và cách má...

Xem chi tiết
Trên tay chiếc máy ảnh Full Frame n...

Vừa ra mắt toàn cầu ngày 15/9, chiếc máy ảnh này đã xuất hiện tại Việt Nam và hứa hẹn sẽ sớm lên kệ ...

Xem chi tiết

Đăng ký nhận tin

Theo dõi chúng tôi qua